DI TÍCH LỊCH SỬ
Đình, Chùa Mỹ Ả cổ kính tọa lạc tại làng Mỹ Ả, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội - vùng quê giàu truyền thống văn hóa, yêu nước, có nhiều người đỗ khoa bảng.
I. ĐÌNH MỸ Ả:
Đình Mỹ Ả, xã Đông Mỹ là một di tích văn hoá. Năm 2006 được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích cấp Thành phố.
Đình làng Mỹ Ả thờ Cao Biền - một viên quan đô hộ nhà Đường (Trung Quốc) thế kỷ thứ IX. Cao Biền tự là Thiên Lý, người Bột Hải (Trực Lệ), làm chức Thị Lang rồi được vua Đường phong Chính Nam Tướng quân sang cai trị Giao Châu (864 - 875) vốn là cháu nội của Nam Bình quận vương Cao Sùng Văn, đời đời giữ chức cấm binh. Cao Biền lúc nhỏ có khả năng khác thường: bắn 1 mũi tên làm 2 con chim rơi xuống... Lớn lên, Cao Biền học giỏi, thông thạo thiên văn địa lý, có lòng nhân ái khoan hoà.
Vua Ý Tông cử Cao Biền đi trấn giữ Giao Châu, phá tan quân Nam Chiếu. Cao Biền cho đắp thành Đại La. Cao Biền lưu ở trấn được 7 năm, giảm sưu thuế, yêu dân... nên nhân dân trong nước đều kính trọng, tôn là Cao Vương. Khi mất, ở nước Nam có nhiều nơi lập đền thờ, riêng ở tỉnh Bắc Ninh có hơn 100 nơi thờ Cao Biền. Làng Kim Lan (huyện Gia Lâm) và làng Mỹ Ả (huyện Thanh Trì) thờ Cao Biền là Thành Hoàng làng.
Đình Mỹ Ả toạ lạc trên một khu đất rộng thoáng mà cao ráo tránh được sự lầy lội về mùa mưa so với các khu vực xung quanh. Phía trước đình là sông Kim Ngưu, đây chính là sự vận dụng phong thuỷ trong tư duy của người Việt vào việc xây dựng các công trình kiến trúc thời xưa. Mở đầu của khu di tích là Nghi môn gồm bốn trụ biểu xây gạch có mặt cắt ngang hình vuông, nằm khiêm tốn dưới chân đê, bên trái phía sau đình. Toà Đại đình được xây dựng quay theo hướng Tây - Nam trên một khu nền cao 1,4m so với xung quanh. Cấu trúc mặt bằng theo kiểu "nội công ngoại quốc" gồm tiền tế, phương đình, hậu cung và hai dãy tả hữu mạc. Tiền tế là một lớp nhà ngang 5 gian 2 dĩ, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta. Chính giữa bờ nóc trang trí "Lưỡng long chầu nhật". Hai tường hồi phía trước xây vượt ra khoảng 70cm với hai cột trụ biểu có mặt cắt ngang hình vuông, đỉnh trụ trang trí hình bốn chim phượng chụm đuôi vào nhau, bốn đầu của chúng được quay ra bốn hướng tạo thành trái giành. Phía dưới là ô lồng đèn trang trí tứ linh (long, ly, quy, phượng). Thân trụ được bổ khung để ghi câu đối chữ Hán. Phần tiếp giáp giữa hai hồi nhà tiền tế và hai cột trụ được đắp nổi hai bức phù điêu theo quan niệm "Tả thanh long, hữu bạch hổ".
Cấu trúc bộ khung gỗ nhà tiền tế khá vững chắc, với 4 bộ vì giữa kết cấu kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", 2 bộ vì hồi kết cấu kiểu "quá giang bào trơn đóng bén". Kiểu kết cấu ở các bộ vì giữa gồm những con rường dài, ngắn khác nhau kê lên nhau qua những đấu vuông thót đáy, dày, cao. Các rường ngắn dần về phía thượng lương, để con rường cuối cùng đội thượng lương qua một đấu nhỏ được trang trí hình chữ triện. Để tránh sự nặng nề cho bộ vì nóc và cũng để thoả mãn nhu cầu mở rộng lòng công trình, các nghệ nhân đã thay con rường ở sát câu đầu bằng một đôi rường cụt. Kết cấu này vừa mang tính chất chồng rường, vừa mang tính chất giá chiêng. Song chiếc cột trốn của giá chiêng được thay thế bằng con rường cụt để đội đầu rường trên. Toàn bộ hệ thống trên được đỡ bởi một quá giang to, khoẻ chạm khắc văn thực vật được ăn mộng vào đầu hai cột cái. Nếu như liên kết vì nóc tạo được 4 điểm đứng chân cho thượng lương và 3 khoảng hoành thì vì nách tạo điểm đỡ cho 4 hoành, kiểu liên kết vì này mang hình thức cốn chồng rường, chúng gắn với nhau bởi các đấu kê và càng lên cao, càng thu ngắn theo chiều dốc của mái, tạo thành những đường gờ để gác các đường hoành của nhà. Trọng lượng của bộ mái dồn lên 12 cây cột lớn, chu vi mỗi cột tới: 93cm, chiều cao: 3,9m.
Phương đình là một toà nhà vuông hai tầng tám mái, lợp ngói mũi hài, các góc mái làm thành tám đầu đao cong vút tạo cảm giác bay bổng cho ngôi đình. Phần cổ diêm tiếp giáp giữa hai mái được vẽ trang trí các đề tài rồng vờn mây, phượng vũ. Nhà có hai bộ vì kết cấu kiểu ván mê trang trí hổ phù, bốn bức cốn nách được trang trí công phu tạo thành những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu. Ở đây, chủ đề "tứ linh" "tứ quý" được thể hiện tỉ mỷ và giàu sức biểu cảm. Bằng kỹ thuật chạm bong kênh các đề tài, "long mã hà đồ" "tùng - lộc" "mai - điểu" được phủ kín trên bề mặt gỗ đã làm tăng tính nghệ thuật cho kiến trúc ngôi đình. Hai bên tường hồi tả, hữu mở hai cửa sổ hình chữ nhật trang trí chữ "thọ" tạo ánh sáng cho bên trong.
Hậu cung là một lớp nhà ngang 3 gian 2 dĩ chạy song song với tiền tế. Nhà xây kiểu tường hồi bít đóc, tàu mái được gác trực tiếp lên tường theo kiểu "trốn cột" gồm hai bộ vì kết cấu kiểu vì kèo quá giang, bào trơn kẻ soi. Chính giữa hậu cung xây bệ gạch cao bên trên bài trí long ngai, bài vị thờ thành hoàng làng, phía trước là hai pho tượng phỗng tạc trong tư thế quỳ, Hai tay cung kính trước ngực thể hiện sự trân trọng đối với nơi toạ lạc của thần. Phía trước hậu cung còn được bài trí một hệ thống di vật như: Cuốn thư, hương án, giá văn, bát bửu và một số đồ thờ tế với hình thức chạm lộng, chạm bong kênh các đề tài tứ linh, tứ quý mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra, chạy dọc hai bên nhà phương đình còn có hai dãy dải vũ, mỗi dãy 3 gian tạo thành kết cấu mặt bằng kiểu "nội công ngoại quốc".
Nhìn một cách tổng thể về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tại đình Mỹ Ả chúng ta thấy: Trang trí trên kiến trúc vẫn thống nhất lấy hình tượng rồng làm chủ đạo. Các mảng trang trí trên các bộ vì nách tại nhà tiền tế xuất hiện hình tượng rồng được tạo nhiều khúc uốn gấp uyển chuyển, vẩy rắn, móng diều hậu trên nền vân mây. Các đề tài này được thể hiện sống động, nhuần nhuyễn bằng kỹ thuật chạm nổi. Vẫn trên hệ thống vì nách còn thấy xen lẫn hình thú nhỏ "long mã" thể hiện rất linh hoạt. Một chi tiết gây nhiều ấn tượng cho khách tham quan đó là mặt hổ phù lớn tại hai vì chính nhà phương đình được tạo tác đẹp, cầu kỳ, nổi khối, vảy xếp, râu và bờm lan toả, mắt lồi, mũi sư tử, miệng loe rộng ngậm "chữ thọ" điển hình của phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra, trên hầu hết các thân rường, đấu kê đều được trang trí vân mây, cách thể hiện thoáng, bay bổng điểm xuyết, tôn thêm giá trị trang trí kiến trúc của đình làng Mỹ Ả.
II. CHÙA MỸ Ả ( ĐẠI BI TỰ )
Chùa Mỹ Ả được xây dựng trên một khu đất cao giữa làng. Mặt bằng di tích bao gồm chùa chính hình chữ đinh và nhà tổ, nhà mẫu nằm bên trái chùa xung quanh kiến trúc là khu vườn rộng và sân gạch trước sau. Theo quan niệm cổ truyền chùa đã hội tụ được những đặc điểm: đất cao, tươi nhuận (cây cối tốt lành, chim khôn vui hót), có dòng chảy trước mặt (sông Kim Ngưu) nước mát mẻ mang ý nghĩa tụ linh, tụ phúc.
Cổng chùa là một kiến trúc đơn giản được xây bằng gạch gồm hai tầng mái dán ngói ta, các góc mái tạo cong. Phần cổ diêm giữa hai mái hai bên tạo khuông hình tròn trang trí chữ "thọ", ở giữa đề bốn chữ Hán "Ngũ phúc lâm môn". Qua cổng là một lối đi lát gạch dẫn ta vào khuôn viên của chùa, dọc hai bên lối đi được trồng nhiều loại cây cảnh, cây lưu niên. Nằm trên trục chính đạo có lầu Quan Âm, khu thờ tự nằm phía sau sân gạch.
Chùa chính: Có kết cấu chuỗi về hay còn gọi là chữ "đinh" được xây dựng quay theo hướng Tây - Nam. Nhà có mái lợp ngói ta, mở ba cửa chữ nhật ở phía trước. Phần nền được xây cao hơn mặt sân khoảng 3m, xung quanh được bó vỉa gạch.
Tiền đường là một lớp nhà 3 ngang gian, xây gạch kiểu tưởng hỏi bít độc tay ngại, bờ nóc đắp kiểu bờ định, chính giữa bờ nóc xây cao hình chữ nhật, trên có ghi tên di tích bằng ba chữ Hán lớn Đại Bưu Hi. Tưởng hồi phía trước xây vượt ra khoảng 70cm với hai cột trụ biểu có mặt cắt ngang hình vuông, đỉnh trụ trang trí hình đấu nắm cơm, phía dưới là ở lòng đèn trang trí "tứ linh”, “ tứ quí”. Thân trụ bộ khung ghi câu đối chữ Nôm.
Bộ khung nhà tiền đường được liên kết với nhau bằng 6 bộ vì kéo chắc chắn được làm theo dạng thức "Giá chiêng chống rường con nhị" mặt báng kiến trúc theo lối 4 hàng chân. Kết cấu kiến trúc hiện nay của chùa mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn được nhận biết qua các mảng trang trí trên các thanh xà, con rường và đầu bẩy hiện các hình hoa lá hoá rồng thanh thoát, khoáng đạt.
Thượng điện: Gồm ba gian chạy dọc nối liền với gian giữa nhà tiền đường. có ba bộ vì kèo được làm thống nhất theo kiểu vì kèo giá chiêng bào trơn đóng bén.
Nhìn chung, các trang trí trên kiến trúc của chùa mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn và được thể hiện bằng kỹ thuật chạm nổi, chạm bong kênh, đường nét chau chuốt, mềm mại, khoẻ khoắn. Đề tài được thể hiện trên các mảng trang trí chủ yếu là hoa lá hoá rồng tượng trưng cho sự vận hành, chuyển đổi của vũ trụ, tạo vật.
Điểm xuyết trên các bộ phận kiến trúc là một hệ thống hoành phi, câu đối, y môn tất cả đều được sơn son thếp vàng, có nội dung ca ngợi Phật pháp và cảnh đẹp của chùa.
Bài trí nội thất: Cũng như nhiều ngôi chùa cổ khác, hệ thống tượng trên Tam bảo chùa Mỹ Ả được xếp đặt tuân thủ theo quy tắc truyền thống:
Tại nhà Tiền đường: Bên trái, đầu tiên tiếp cận là ban thờ Đức ông vốn là ngài Cấp Cô Độc - một trưởng giả từ thiện đã cứu giúp nhiều người nghèo khổ. Được nghe Phật giảng đạo và giác ngộ, ông mua cảnh vườn ở thành Sravasti dâng cho đức Phật và giáo hội. Ông được đức Phật thọ ký cho quả Bồ Đề vô thượng có trách nhiệm cai quản mọi cảnh chùa. Tượng được thể hiện như một quan văn mặt đỏ, râu dài ở góc phải Tiền đường là ban thờ Thánh Tăng (ngài A Nan Đà) đại diện cho mọi nhà sư ở mọi thời với chức năng truyền bá đạo Phật để giác ngộ chúng sinh thoát khỏi vòng khổ đau. Tượng được thể hiện đầu đội mũ Tỳ lư (mũ Thất Phật). Ngoài nhà Tiền Đường còn hai pho tượng kim cương, đó là ông Khuyến thiên và Trừng ác với chức năng bảo hộ Phật pháp nên còn được gọi là Hộ pháp.
Tại Tam bảo: Trên vị trí cao và sâu nhất là bộ tượng Tam thẻ có tên đầy đủ là "Tam thế thường trụ diệu pháp thân” tượng trưng cho sự tồn tại của nhà Phật trên trục thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai. Cả 3 pho đều có kích thước giống nhau, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
Hàng thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm có đức A Di Đà ngồi trong tư thể thiền định - một vị Phật được coi là tồn tại vĩnh hằng và ánh sáng Phật pháp từ ngài toả ra để cứu vớt chúng sinh không có gì che cản nổi. Cũng như các tượng A Di Đà khác của Phật giáo, tượng A Di Đà chùa Mỹ Ả được tạo tác khá lớn. có diện mạo bất biến của A Di Đà xưa nay. Đó là kiểu ngồi thuyết pháp hai chân xếp bằng gọi là ngồi kiết già, hai tay để ngửa trong lòng đùi kết ấn thiền định, mình mặc áo pháp. Những quí tướng nói trong kinh Phật bộ lộ rõ ràng: khối u nổi trên đỉnh đầu (nhục kháo), tóc xoắn hình ốc, dái tai dài, khuôn mặt mang vẻ trầm tư, với đôi mắt nhìn xuống, dọc mũi thẳng, miệng thoáng nụ cười. Bên trái của A Di Đà là Quan Thế Âm Bồ tát, hiện thân của từ bi và bên phải là Đại Thế Chí Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ.
Hàng thứ ba, là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, ở giữa là Thích Ca cầm bông sen tượng trưng cho sự giác ngộ Phật tâm, nhắc nhở chúng sinh hành thiện, tự tìm lấy bản chất tốt đẹp của chính mình. Hai bên là Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử xanh, hiện thân của chân trí và Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng, tượng trưng cho chân lý đạo Phật.
Hàng thứ tư, là bộ tượng Quan Âm chuẩn đề ngồi trên toà sen. tượng có nhiều tay đặt trong tư thế cao thấp khác nhau, được lắp vào ở hai cạnh sườn phía sau, các bàn tay đều cầm báu vật. Độ mở của các cánh tay vừa đủ, để không che khuất pho tượng, cánh tay tròn lẳn với các ngón thon búp măng nhỏ dài vẫn giữ được nét mềm mại uyển chuyển. Có thể nghĩ rằng các thế tay đều như trong động tác múa sinh động. Ý nghĩa tưởng này ngoài tính từ bị, còn được coi là thần gắn với biển cả luôn giúp đỡ thương thuyền, ngư thuyền
Hàng thứ năm. Là bộ tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào (giữ số sinh ghi điều thiện). Bắc Đậu (giữ số từ ghi việc ác của chúng sinh). Bộ tượng này nhằm giáo dục con người tránh ác hành thiện, để tránh bị trừng phạt
Lớp tượng cuối cùng là tà Cửu Long - Thích Ca sơ sinh, thể hiện lại khung cảnh ra đời của đức Phật Thích Ca Ngã xuất hiện nơi trấn thế với hình thức một trẻ nhỏ, nhưng đã thêm đượm một tỉnh thần khẳng định về phát pháp. Với hình tượng chủ bé tay trái chỉ trời, tay phải chỉ đất, ẩn chứa trong đó câu nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" - Trên trời, dưới trời chỉ có ta là cao quý hơn cả.
Sát tường hậu của thượng điện bên phải bài trí tượng Thánh Tăng, bên trái bài tri bộ tượng Quan Âm tổng tử dưới hình thức một bà mẹ bế con. Tượng có khuôn mặt nữ tròn hiền hậu, nhiều nét tượng trưng. Áo cà sa nhiều lớp rành mạch chảy xuôi ở hai bên để lộ áo trong và hầu bao. Ghế ngồi được tạc gồ ghề mang hình thức của núi. Quan Âm tống tử được nhân dân ta tin là một hiện thân của Quan Âm Bồ tát ở hoàn cảnh nước Việt. Dưới dạng này, Người mưu tìm sự cứu khổ cứu nạn trong một xã hội bị tha hoá, đạo đức bị đảo lộn (trong tích truyện "Quan Âm Thị Kính" đã vạch rõ bộ mặt xã hội Việt ở thế kỷ XVIII và XIX với đầy sự gian dối nhũng loạn). Người như một cứu cánh có thiện tâm.
Nhà thờ Tổ: Là một nếp nhà 4 gian nằm phía sau chùa chính. Nhà xây gạch, lợp ngói móc, nền lát gạch men kích thước 40 x 40 cm. Ba gian giữa để thờ Tổ, 1 gian hồi phải sử dụng làm ni phòng. Hậu cung 1 gian xây kiểu vòm cuốn, bên trong xây bệ gạch cao để thờ: Hàng trên cùng là Tổ Bồ Đề Đạt Ma tổ thứ 28. Hoàng tử, ở Nam Ấn, có công truyền bá Phật giáo sang Trung Hoa, trở thành sơ tổ Đông Độ của phái Thiền. Lúc đầu không được Lương Võ Đế tin theo, Ngài phải về chùa Thiếu Lâm (nước Nguy) ngó vách mà thiền định. Ngài có nhiều đồ đệ, nổi nhất là Huệ Khả. Hình tượng: Trán rộng, thông minh, mắt nhìn vào tâm, đặc điểm Ấn với bộ râu quai nón. Tượng được thể hiện ngồi chân co chân chống, nhưng theo tích nên ngài chỉ có một chiếc giày (khi viên tịch, Đại Ma được chôn ở núi Hùng Nhi, sau ba năm có người thầy Ngài quảy một chiếc giày đi về Ấn Độ).
Hàng thứ hai, để thờ ba vị sư tổ chùa, đây là những tượng có tính chất chân dung, là hình ảnh của các vị sư đã trụ trì trong chùa. Tượng to bằng thực, nét mặt sống động, mang bóng dáng của các vị sư đang ngồi tọa thiền với một dáng vẻ chung là sự thanh thoát, trầm mặc. Song cũng rõ ràng mỗi vị một cuộc đời riêng, một khả năng tu chứng và một khuôn mặt khác nhau, nên ở đây mỗi vị đều có những nét riêng biệt, mặc dù các vị đều mặc một kiểu áo cà sa gần như nhau, đơn sơ, ít nếp.
Điện thờ Mẫu: Nằm bên trái phía sau chùa chính, là một dãy nhà 5 gian, với kết cấu vì kèo kiểu quá giang trụ trộn, bào trơn đóng bén, mái lợp ngói ta, nền lát gạch men kích thước: 40 x 40 cm. Bên trong chính điện thờ Tam toà thánh Mẫu trong khám kính, phía ngoài là Quỳnh Hoa, Quế Hoa công chúa. Hàng tiếp theo là tượng Vua cha Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu. Gian bên trái đáp động Sơn Trang. Ngoài ra, còn có các ban thờ Mẫu Thoải và chúa Thác Bờ, Cô Chín, Cô Bé. Gian bên phải thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và nhị vị công chúa, Tiếp theo để thờ Cô, Cậu - một phản ánh tốt đẹp của nhận thức về luân hồi. Năm 2006, chùa Mỹ Ả được UBND thành phố Hà Nội công nhận là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.