HOẠT ĐỘNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Dậy thì sớm là gì? Cách phát hiện và điều trị.
Publish date 21/12/2023 | 15:26  | Lượt xem: 265

           Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trưởng thành quá sớm, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi kích thước và hình dạng của cơ thể, phát triển khả năng sinh sản, sự thay đổi của vú, xuất hiện lông mu, thay đổi giọng nói,…

  1. Cách phát hin dy thì sm

Nếu thấy trẻ gái có dấu hiệu phát triển ngực, trẻ trai bắt đầu xuất hiện lông vùng dưới cánh tay là có thể kết luận, trẻ đã dậy thì sớm, tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Dậy thì sớm rất khó chẩn đoán đối với ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực này. Dưới đây là thông tin về các giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì, vấn đề dậy thì sớm để các bậc cha mẹ tham khảo.

Mỗi giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì lại có những biểu hiện khác nhau ở nam và nữ. Có 5 giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì:

*Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu, gần như không có sự thay đổi về thể chất, khó nhận ra.

*Giai đoạn 2: Cơ thể bắt đầu có những thay đổi về mặt thể chất.

Trẻ nữ dấu hiệu đầu tiên có thể bắt đầu từ khoảng 9-11 tuổi. Những dấu hiệu có thể thấy sớm nhất như phát triển núm vú, gây ngứa hoặc cảm giác mềm. lông mu - phần lông trên môi âm đạo cũng bắt đầu mọc lên. Vùng tử cung cũng phát triển lớn hơn.

Ở trẻ nam, dậy thì thường bắt đầu vào khoảng tuổi 11. Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận ra là tinh hoàn và da quanh tinh hoàn (da bìu) bắt đầu nở to. Đồng thời, lông mu vùng quanh gốc dương vật cũng bắt đầu mọc lên.

*Giai đoạn 3: Các thay đổi thể chất xuất hiện rõ ràng

Trẻ nữ xuất hiện thường sau 12 tuổi, bao gồm:

    • Núm vú tiếp tục nở ra và phát triển hơn.
    • Lông mu dày hơn và xoăn hơn.
    • Lông nách bắt đầu hình thành.
    • Dấu hiệu của mụn bắt đầu xuất hiện ở trên mặt hay ở lưng.
    • Giai đoạn tăng chiều cao nhanh nhất (có thể lên đến hơn 8cm mỗi năm).
    • Hông và đùi bắt đầu tích mỡ.

Trẻ nam xuất hiện thường sau 13 tuổi, bao gồm:

    • Dương vật dài ra, tinh hoàn lớn hơn.
    • Mô vú có thể bắt đầu hình thành dưới núm vú (điều bình thường với nam trong độ tuổi thiếu niên và thường biến mất trong một vài năm).
    • Giấc mơ "ướt át" vào ban đêm, trạng thái xuất tinh lúc ngủ.
    • Giọng bắt đầu thay đổi, cảm giác bị vỡ giọng và từ tông cao hạ xuống tông giọng trầm hơn.
    • Cơ bắp bắt đầu nở to ra.
    • Tăng chiều cao có thể lên đến hơn 8cm mỗi năm.

*Giai đoạn 4 diễn ra mạnh mẽ nhất các sự thay đổi

    • Trẻ nữ: Vú có hình dạng đầy đặn hơn, có kỳ kinh đầu tiên, tốc độ tăng chiều cao có thể giảm xuống, Lông mu tiếp tục dày hơn nữa.
    • Trẻ nam: Tinh hoàn, dương vật và bìu tiếp tục to lên, màu da bìu có thể sẫm hơn; Lông nách bắt đầu mọc; Giọng trầm trở thành đặc trưng, vĩnh viễn; Xuất hiện mụn trứng cá.

*Giai đoạn 5 là giai đoạn cuối đánh dấu sự kết thúc của quá trình trưởng thành về mặt cơ thể

Trẻ nữ:

    • Vú đạt kích cỡ và hình dạng gần sát như trưởng thành, cho dù vẫn có thể thay đổi đến tuổi 18.
    • Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đều hơn sau 6 tháng đến 2 năm.
    • Đạt được chiều cao người trưởng thành sau từ 1 đến 2 năm tính từ kỳ kinh đầu tiên của cơ thể.
    • Phần lông mu có thể dầy hơn và đến tận vùng đùi trong.
    • Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ.

- Hông, đùi, mông đầy đặn.

Trẻ nam:

- Dương vật, tinh hoàn và bìu đạt kích cỡ người trưởng thành.

- Lông mu gốc dương vật dài và có thể chạm vùng đùi.

- Râu bắt đầu phát triển và mọc dài hơn.

- Tăng chiều cao có thể chậm hơn, nhưng tăng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.

- Đa phần đến tuổi 18, các trẻ nam thường đạt đến đỉnh điểm của tăng trưởng.

Trẻ được cho là dậy thì sớm khi bắt đầu ở nữ dưới 8 tuổi và nam dưới 9 tuổi. Thông thường, các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo ngại khi quan sát thấy một vài dấu hiệu dường như là trẻ dậy thì sớm. Một trong số những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là hãy cố gắng trấn an trẻ rằng trẻ hoàn toàn bình thường. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng chứng dậy thì sớm không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và có thể can thiệp được. Trẻ chỉ đang trải qua quá trình phát triển bình thường mà ai cũng phải trải qua, chỉ khác một điều, trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn dậy thì sớm hơn các bạn khác cùng trang lứa một chút thời gian nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường.

  1. Nguyên nhân, cách phòng nga

Trong những năm gần đây, thể chất của người Việt Nam đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực, biểu hiện qua sự gia tăng vượt bậc chiều cao của thanh niên. Tuy vậy, nếp sống xã hội hiện đại cũng như chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng mang lại một số hệ lụy, trong đó có tình trạng dậy thì sớm.

      Dậy thì sớm bao gồm 2 loại là dậy thì sớm ngoại biên và dậy thì sớm trung ương. Đối với dậy thì sớm ngoại biên, cần tìm nguyên nhân gây ra tăng tiết quá mức các hormone sinh dục như là các nang buồng trứng, u buồng trứng, u tế bào Leydig, bệnh lý ở tuyến thượng thận… và một khi tìm ra được nguyên nhân chính xác thì có thể sớm giải quyết tình trạng bệnh lý của trẻ.

Đối với dậy thì sớm trung ương, 80% các trường hợp là vô căn, tức không tìm thấy nguyên nhân, 20% còn lại là do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất thường hệ thần kinh trung ương, do đột biến gen…

Dậy thì sớm trung ương hiện nay vẫn còn được nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng, trong đó tình trạng dinh dưỡng được coi là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển của tuổi dậy thì, bao gồm chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai, chế độ dinh dưỡng của trẻ lúc sơ sinh cũng như chế độ ăn của trẻ trong giai đoạn tuổi thiếu nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng, một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm của trẻ:

    • Trẻ em gái có nhiều khả năng phát triển dậy thì sớm hơn.
    • Bị béo phì.
    • Tiếp xúc với hoocmon sinh dục từ bên ngoài. Ví dụ dùng kem hoặc thuốc mỡ chứa estrogen hoặc testosterone, hoặc các chất khác có chứa hoocmon.
    • Do biến chứng của Hội chứng McCune-Albright hoặc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
    • Do bệnh suy giáp chưa được điều trị.
    • Đã được xạ trị hệ thần kinh trung ương: Điều trị bức xạ cho các khối u, bệnh bạch cầu hoặc các tình trạng khác.

Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

    • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, phù hợp độ tuổi: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) để cơ thể phát triển một cách toàn diện. Nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày nhằm giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng.
    • Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên: Trẻ cần tăng cường vận động để tiêu hao năng lượng, từ đó, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoẳn, tăng sức đề kháng. Một số bộ môn thể thao được khuyến khích cho trẻ như bơi lội, nhảy dây, đá cầu, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…
    • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm, mỹ phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa estrogen hoặc testosterone hay các chất có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh các loại hormone dẫn đến dậy thì sớm.
    • Kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh để trẻ thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

Nếu bố mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện của dậy thì sớm, bố mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sỹ tầm soát và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

  1. Tại sao phải điều trị dậy thì sớm?

    Các trẻ dậy thì sớm bắt đầu tăng vọt chiều cao sớm cũng sẽ ngừng phát triển sớm hơn. Nếu không được điều trị, cho dù trẻ cao nhất lớp, vẫn có thể thấp nhất lớp về sau. Điều trị sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì của trẻ, làm ngưng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của tuổi xương, nghĩa là trẻ có nhiều thời gian hơn để đạt chiều cao tốt hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn đoán muộn, khi gần kết thúc dậy thì, việc điều trị với mục tiêu làm tăng chiều cao khi trưởng thành sẽ không đạt được.

    Ngoài ra trẻ dậy thì sớm dẫn đến bị tự kỉ, trầm cảm. Trẻ có tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, thích thể hiện cái tôi, dễ mắc sai lầm và đua đòi theo những việc làm xấu, có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được nên dễ bị mắc sai lầm hoặc bị kẻ xấu lợi dụng.

Nhằm phát hiện trẻ dậy thì sớm, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành Đề án “Tăng cường sàng lọc bệnh, tật bẩm sinh, di truyền ở trẻ em nhằm từng bước nâng cao chất lượng Dân số trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022-2026” năm 2023. Tổ chức khám sàng lọc dậy thì sớm cho học sinh lớp 1, 2 tại các Trường tiểu học trên địa bàn huyện từ ngày 20/12/2023. Đề nghị các gia đình cho con trong độ tuổi tham gia khám sàng lọc tại trường theo lịch do các Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa XanhPôn thực hiện nhằm phát hiện sớm bệnh tật cho trẻ.