HOẠT ĐỘNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ NGÀY 5 THÁNG 5 (ÂL) Ở VIỆT NAM
Ngày đăng 03/06/2024 | 08:00  | Lượt xem: 62

 

       Ngày Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ lớn trong năm, mọi gia đình đều quay quần để thưởng thức những món ăn ngon, đặc trưng. Bên cạnh đó, vào ngày này, mọi người còn dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu mong sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Những lời chúc sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta sống vui vẻ và thoải mái hơn. Ở Việt Nam, dịp tết còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Media/132_BinhNguyen/FolderFunc/202206/Images/tet-doan-ngo-2021-la-ngay-nao-thu-may-cung-gio-nao-tot-nhat-20220603012346-e.jpg

        Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

      Theo tài liệu từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ cho biết, ngày xưa, vào một mùa vụ thành công và bội thu, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá nát mọi thứ. Nhân dân lo lắng chẳng biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Và thế cứ vào ngày này, nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ, từ đó ngày 5/5 âm lịch là ngày "Tết diệt sâu bọ" và còn gọi là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

       Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 2022

    Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa. Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.

         Mâm cúng gia tiên trong ngày tết Đoan Ngọ

        Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Ở miền Trung, thịt vịt là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Nét đặc sắc trong lễ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung, đặc biệt là người gốc Huế, thì không thể thiếu món chè kê.

      Truyền thống của người miền Nam, bánh ú là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, gia chủ có thể lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như ở trên.

        Tuy nhiên tùy theo từng gia đình, các mẹ các chị sẽ chuẩn bị 1 mâm cúng phù hợp với gia đình mình như:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè.

Media/132_BinhNguyen/FolderFunc/202206/Images/mam-cung-tet-doan-ngo-gom-nhung-gi-cung-tet-doan-ngo-vao-gio-nao-20220603012418-e.jpg

       Các món ăn trong ngày của Tết Đoan Ngọ

      Rượu nếp, nếp cẩm là thứ không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của nhiều người, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.

       Bánh tro là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

      Với mong muốn "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể, người ta thường lựa chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài xanh... và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

       Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.

      Chè kê cũng là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn.