TIN TỨC NỔI BẬT
Hiện nay vấn đề đảm bảo ATVSTP đang được xã hội hết sức quan tâm. Ở một số tỉnh thành có những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra đặc biệt là công nhân bị ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp. Chính vì vậy các qui định của luật VSATTP về thức ăn đường phố thông qua các thông tư 30/ 2012/ TT - BYT và Nghị định 178/ 2013/ NĐ – CP đã được ban hành.
Sau đây là một số kiến thức cơ bản về các qui định, các điều kiện VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trong các thông tư 30/ 2012/ TT - BYT và Nghị định 178/ 2013/ NĐ – CP đã được ban hành.
I. Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh về số lượng ở Việt
Để kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế những tác động tiêu cực nói trên, Chính phủ đã quy định nghiêm ngặt những điều kiện đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại Thông tư 30/2012/TT – BYT do Bộ Y Tế ban hành.
Căn cứ Thông tư 30/2012/TT – BYT, các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được phép hoạt động như sau:
1.Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
2.Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
- Phải thì có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.
- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
3. Điều kiện người bán hàng
- Theo Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định thì điều kiện đặt ra với người bán hàng thức ăn đường phố như sau:
-Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định; phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
- Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định.
II. Một số Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo nghị định 178/ 2013/ NĐ- CP ngày 14/ 11/ 2013
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về luật ATVSTP đối vơi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.